Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc xuất hiện và phát triển ở phần niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà đại tràng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau đớn khó chịu, xuất hiện các vết viêm loét, xuất huyết,…

1. Đông y có chữa được viêm đại tràng không?

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh viêm đại tràng là sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng kết hợp với duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học.

Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn, kí sinh trùng; làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Việc điều trị viêm đại tràng cũng đem lại hiệu quả khá tốt, tuy nhiên chỉ áp dụng theo hướng dẫn khi bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng.

2. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng

Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng càng sớm càng tốt, tùy theo nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp. Thông thường điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp. Điều trị cụ thể:

Điều trị nội khoa: Kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng; Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn; Bồi hoàn nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch.

Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh. Nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa như: polyp đại tràng, ung thư đại tràng… Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý trong hỗ trợ điều trị viêm đại tràng: Người bệnh cần điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vận động thể lực hằng ngày, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.

3. Viêm đại tràng có chữa khỏi được không?

Viêm đại tràng là bệnh lý nội khoa lành tính có thể chữa khỏi hoàn toàn được nếu bệnh nhân chẩn đoán và phát hiện ra nguyên nhân bệnh và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc viêm đại tràng cần lưu ý để tránh bệnh tái phát hoặc diễn biến dai dẳng.

4. Những lưu ý quan trọng đối với viêm đại tràng

Viêm đại tràng thường bắt nguồn từ một nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính, có thể do người bệnh ăn hoặc uống phải thức ăn có chứa vi sinh vật gây bệnh. Đối tượng của viêm đại tràng thường gặp là:

 
  • Tuổi tác: viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
  • Táo bón kéo dài.
  • Thường xuyên căng thẳng, lo âu.
  • Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm đại tràng- Ảnh 1.

Viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.

Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị. Vì vậy, khi có biểu hiện người bệnh cần đi khám và tuân thủ chỉ định của các bác sĩ.

Tại nhà người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng trong việc điều trị tình trạng đại tràng bị viêm. Khi bị tiêu chảy bạn cần hạn chế tối đa ăn các thực phẩm sống, trái cây khô hay các thực phẩm có nhiều chất xơ.

Không nên làm việc hay thức khuya. Ngủ đủ thời gian 8 tiếng một ngày. Bên cạnh đó người bệnh còn cần thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Khi bị táo bón: cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Khi bị tiêu chảy: không ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.

Tránh chất kích thích: cà phê, sô cô la, trà…; Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành; Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ; Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren, feldene… vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lá mơ lông ăn để chữa triệu chứng do các bệnh về tiêu hóa gây ra, trong đó có viêm đại tràng. Dược chất của lá này có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, giúp giảm đau bụng, giảm chướng bụng, đầy hơi.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để chẩn đoán viêm đại tràng ngoài các biểu hiện các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như:
 
Chụp đại tràng có thuốc cản quang (sau khi đã thụt tháo); Nội soi và sinh thiết đại tràng để xác định nguyên nhân gây bệnh… nếu viêm đại tràng mạn tính nghi do nhiễm khuẩn cần phải xét nghiệm phân hoặc mảnh sinh thiết để tìm tác nhân gây bệnh.
 
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định khác nhau nên chi phí cũng khác nhau. Ví dụ chi phí nội soi đại tràng sẽ có giá dao động từ 700.000 – 2.000.000 VNĐ… Chi phí xét nghiệm phân có giá từ 300.000- 500.000 VNĐ… và các chi phí này còn tùy thuộc vào dịch vụ của từng đơn vị y tế.

Theo: suckhoedoisong.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *