5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh

Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy việc kiểm soát mỡ máu là rất quan trọng để luôn có một sức khỏe tốt, nhất là khi thời tiết lạnh – thời điểm  mỡ máu luôn cao hơn bình thường.

Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là xét nghiệm cho biết tổng lượng cholesterol được tìm thấy trong máu người bệnh. Nồng độ cholesterol toàn phần được tạo thành từ:

  • LDL – Cholesterol xấu vì chúng thường tích tụ trên thành động mạch gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Giá trị bình thường của LDL-Cholesterol là <130mg/dL, lượng LDL-Cholesterol càng cao so với giá trị bình thường, nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch càng cao.
  • HDL – Cholessterol tốt vì chúng giúp loại bỏ, thu nhặt LDL và các cholesterol xấu khác, vận chuyển các Cholessterol xấu về gan để xử lý. HDL- cholesterol giúp bảo vệ thành mạch, giữ sạch mạch máu, giúp mạch máu khỏe mạnh. Nếu lượng HDL- Cholessterol >60mg/dL, đây là dấu hiệu tốt đối với sức khỏe tim mạch. Nếu HDL <40mg/dL là dấu hiệu không tốt.
  • Triglycerid: Là chất béo trung tính trong máu. Nồng độ triglycerid bình thường <150mg/dL, từ 150-199mg/dL là cao nhẹ, từ 200-499mg/dL là mức cao và > 500mg/dL là mức rất cao. Tăng triglycerid làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.

Dựa vào những chỉ số xét nghiệm về mỡ máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh có bị rối loạn mỡ máu hay không, rối loạn mỡ máu ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến các bệnh liên quan khác như tim mạch, đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch…hay không?

Vì sao mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh?

Chế độ ăn uống thay đổi

Vào mùa đông, mọi người thường ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo hơn, như thịt đỏ, đồ chiên rán, và các món ăn giàu năng lượng để giữ ấm cơ thể. Thói quen tiêu thụ đồ ngọt, thức uống nóng chứa nhiều đường và mỡ (như socola nóng) cũng tăng lên, góp phần làm tăng cholesterol.

Giảm vận động

Thời tiết lạnh khiến nhiều người giảm các hoạt động thể chất ngoài trời. Việc ít tập thể dục có thể làm giảm quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể, dẫn đến tích tụ cholesterol xấu (LDL).

Tác động của ánh sáng mặt trời

Vào mùa đông, thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm. Việc này làm giảm sản xuất vitamin D, một chất có vai trò điều chỉnh mức cholesterol trong máu.

Sự thay đổi sinh lý của cơ thể

Cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng và chất béo nhiều hơn vào mùa đông như một cách bảo vệ tự nhiên để chống lạnh. Điều này có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.

Ảnh hưởng của hormone

Mùa đông có thể gây ra sự thay đổi hormone, như cortisol (liên quan đến stress) thường tăng cao hơn. Điều này có thể làm tăng cholesterol, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL).

Cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng và chất béo nhiều hơn vào mùa đông như một cách bảo vệ tự nhiên để chống lạnh. Điều này có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Ảnh minh hoạ

Cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng và chất béo nhiều hơn vào mùa đông như một cách bảo vệ tự nhiên để chống lạnh. Điều này có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.

Cách kiểm soát các chỉ số mỡ máu

Nguyên nhân khiến bạn bị mỡ máu cao là do: Chế độ ăn nhiều chất béo như thịt mỡ, da động vật, đồ chiên rán… Người thừa cân, béo phì, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, suy gan, nhiễm trùng, viêm ruột, hội chứng Cushing…

Để kiểm soát bệnh mỡ máu, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Giảm chất béo bão hòa, tăng cường các loại rau xanh, củ, quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3, hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật. Hạnh nhân, hạt điều, óc chó, đậu phộng, hạt chia cung cấp acid béo omega – 3 cùng các dưỡng chất giúp giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu.
  • Vận động thể chất mỗi ngày, điều độ để giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, tăng HDL-C, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu và các bệnh lý khác. Tập thể dục có thể cải thiện chỉ số cholesterol. Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được gọi là cholesterol tốt.
  • Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/lần và năm lần một tuần. Hoặc tập aerobic trong 20 phút/lần và ba lần một tuần.
  •  Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
  • Giảm cân. Tìm cách kết hợp nhiều hoạt động hơn vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Theo: suckhoedoisong.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *