7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn

Việc thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp tốt hơn.

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là gì? Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg hoặc đã được chẩn đoán chấn và điều trị trước đó.

Những thói quen ảnh hưởng đến tình trạng tăng huyết áp

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống để hạn chế những ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt tác động đến huyết áp.

Hạn chế uống rượu bia

Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ (chừng 15ml rượu ethanol, 360ml bia/ngày) sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp.

Ăn mặn làm tăng huyết áp

Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người rơi vào 15g/ngày. Tuy nhiên có tới 10g muối sẵn có trong thực phẩm tự nhiên. Do vậy mỗi ngày một người chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn là đủ.

Bên cạnh việc giảm lượng muối trong khi chế biến, người bệnh cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm trong khi ăn. Đồng thời không dùng các loại thức ăn nhanh, những món ăn chế biến sẵn vì đa phần các loại thực phẩm này có lượng muối khá cao. Trong các loại nước ngọt có gas, bia cũng sẽ có chứa hàm lượng natri cao, thậm chí cao hơn các thực phẩm công nghiệp khác.

7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn- Ảnh 1.

Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn đến tình trạng tăng huyết áp của người bệnh.

Trong thực đơn hàng ngày không nên bổ sung quá 5g muối. Cách ước tính 5g muối có thể quy đổi ra bằng 35g xì dầu (3,5 thìa), 8g bột canh (1,5 thìa), 11g hạt nêm (2 thìa), 26g nước mắm (2,5 thìa).

Ngủ không đủ giấc

Nếu ban đêm người bệnh không ngủ đủ giấc, khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể gặp cơn tăng huyết áp đột ngột. Việc ngủ đủ giấc giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp và giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng stress, tăng khả năng sáng tạo. Người bệnh cần lưu ý ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ đúng giờ.

Lười vận động
Chế độ ăn thiếu khoa học

Chế độ ăn, tập luyện và sử dụng thuốc điều trị là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tăng huyết áp. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Người bệnh tăng huyết áp cần ăn đủ bữa, đúng bữa. Trong thực đơn hàng ngày chú ý bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây. Bởi chất xơ trong rau củ quả, ngũ cốc (gạo lứt, các loại đậu…) sẽ có tác dụng chuyển hóa các chất béo, làm hạ huyết áp.

7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn- Ảnh 2.
Người bệnh nên đo huyết áp sau khi ngủ dậy hoặc bất kỳ khi nào có dấu hiệu bất thường.
 
Bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế đồ ăn nhiều mỡ và ăn giảm ngọt. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: măng, các loại hạt đậu… Mỗi ngày nên ăn từ 55-85g các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…
 
Ngoài ra một số chất béo có nguồn gốc thực vật và các loại dầu thực vật, dầu cá, các loại hạt có chất béo như: hạt hạnh nhân, hạt mè, hạt hướng dương… cũng rất tốt. Người bệnh nên ăn nhiều cá, hải sản đồng thời giảm các loại thịt đỏ (lợn, bò), trứng.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực sẽ khiến mạch máu giãn ra và làm hạ huyết áp. Người bệnh cần hạn chế việc ra vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá lạnh gây co mạch đột ngột.
 
Còn vào mùa đông, thời tiết lạnh khiến catecholamine trong máu tăng gây co mạch làm tăng sức cản dễ tăng huyết áp. Do vậy cơ thể phải được giữ ấm đặc biệt vùng đầu cổ, bàn chân… Người bệnh cần phải mặc đủ ấm cả khi ở trong nhà lẫn ra ngoài. Lưu ý không tập thể dục ngoài trời quá sớm hoặc quá khuya, không nên tắm quá muộn sau 22h.
Không đo huyết áp thường xuyên
Người bệnh tăng huyết áp cần đo huyết áp hàng ngày để theo dõi huyết áp có đạt mục tiêu hay không, hoặc đo bất kì khi nào có dấu hiệu bất thường.

Theo: suckhoedoisong.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *