Nguy cơ về sức khoẻ khi người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền

Ở những người có bệnh lý nền, sức đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch yếu nên sẽ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Đối với người cao tuổi, nếu mắc nhiều bệnh nền phải đối diện với những rủi ro sức khỏe rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong.

Việc điều trị cho những người cao tuổi có bệnh nền thường sẽ kéo dài, diễn biến bệnh cũng phức tạp hơn so với người khỏe mạnh.

Bệnh nền là những bệnh gì?

Bệnh nền hay chính xác hơn là tình trạng y khoa nền có thể được hiểu là những vấn đề về sức khỏe đã có sẵn. Do đó khái niệm về bệnh nền rất rộng, không chỉ bao gồm các bệnh lý mạn tính mà còn có cả các khuyết tật, thói quen có hại cho sức khỏe.

Đối với người cao tuổi, nếu mắc nhiều bệnh nền phải đối diện với những rủi ro sức khỏe rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa

Đối với người cao tuổi, nếu mắc nhiều bệnh nền phải đối diện với những rủi ro sức khỏe rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong. Ảnh minh họa

Nhìn chung, khi người có bệnh nền mắc một bệnh cấp tính nào đó đều có nguy cơ tiến triển nặng hơn người khỏe mạnh, dưới đây là danh mục 20 bệnh nền gồm có:

  • Tiểu đường cả type 1 và type 2.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác như tăng áp phổi, giãn phế quản, bệnh phổi nghề nghiệp, bệnh phổi sau lao…
  • Ung thư.
  • Bệnh thận mạn tính ở tất cả các giai đoạn đặc biệt là trường hợp phải lọc máu định kỳ.
  • Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh lý mạch máu não.
  • Hội chứng down.
  • HIV/AIDS, đặc biệt người bệnh ở giai đoạn AIDS.
  • Bệnh lý thần kinh.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
  • Hen phế quản.
  • Tăng huyết áp.
  • Thiếu hụt miễn dịch.
  • Bệnh gan.
  • Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
  • Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Các bệnh hệ thống.
  • Bệnh lý khác đối với trẻ em.

Hậu quả người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền

  • Sự phức tạp trong quản lý bệnh: Việc quản lý nhiều bệnh nền cùng một lúc là điều khó khăn, có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Bác sĩ cần cân nhắc lựa chọn kết hợp những phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo các loại thuốc không tương tác với nhau, không gây nên tác dụng phụ nguy hiểm. Hơn nữa, khi người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền, điều này đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng của người thân, người chăm sóc để giúp người cao tuổi có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý khác: Người cao tuổi mắc cùng lúc nhiều bệnh nền nếu không chăm sóc, kiểm soát bệnh hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Người cao tuổi mắc cùng lúc nhiều bệnh nền thường ít vận động, ngồi hoặc nằm một chỗ trên giường dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tăng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, nguy cơ đột quỵ não hoặc đột quỵ tim cao hơn.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: Mắc các bệnh mạn tính cùng lúc làm giảm khả năng vận động, gây đau đớn và giảm khả năng tự chăm sóc bản thân, vui chơi, giải trí… của người cao tuổi.
  • Gánh nặng tài chính và tâm lý: Chi phí chăm sóc sức khỏe có thể tăng lên đáng kể khi người cao tuổi mắc cùng lúc nhiều bệnh nền. Việc chăm sóc, đảm bảo về kinh phí điều trị cũng góp phần gây nên áp lực tâm lý cho người bệnh và gia đình.
Cần có sự đồng hành của người thân, sự quan tâm từ gia đình để giảm bớt cảm giác tiêu cực và cải thiện tâm trạng cho người cao tuổi.

Cần có sự đồng hành của người thân, sự quan tâm từ gia đình để giảm bớt cảm giác tiêu cực và cải thiện tâm trạng cho người cao tuổi.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi người cao tuổi mắc bệnh nền, để hạn chế rủi ro về sức khỏe cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Khám bệnh đúng lịch, điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý dừng liệu trình điều trị hoặc thay đổi kế hoạch điều trị.
  • Cần tái khám đúng theo lịch hẹn.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học.
  • Vận động hợp lý.
  • Có môi trường sống thoải mái, không gian thoáng đãng, sạch sẽ.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để chủ động kịp thời phát hiện các bất thường, tổn thương từ sớm, giúp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng.
  • Cần có sự đồng hành của người thân, sự quan tâm từ gia đình để giảm bớt cảm giác tiêu cực và cải thiện tâm trạng.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, rửa tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người bệnh khác.

Theo: suckhoedoisong.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *