Bỏ bữa sáng có liên quan tới nguy cơ ung thư?

Ung thư đường tiêu hóa (gồm ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng…) là 1 trong 5 ung thư gây tử vong hàng đầu. Đường tiêu hóa chịu tác động liên tục từ vô vàn tác nhân mỗi ngày.

 
Chúng ta có thể phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa như thế nào?

Uống rượu, hút thuốc lá, béo phì, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (Helicobacter pylori) đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư đường tiêu hóa. Vậy nhịn ăn sáng thì sao? Nhịn ăn sáng không hiếm, có thể do tính chất công việc, sinh hoạt, thói quen, giảm cân…

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn thiết yếu nhất trong ngày và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể sau khi nhịn ăn qua đêm. Lợi ích của bữa sáng chủ yếu tăng sức khỏe tổng thể hơn là tập trung vào dinh dưỡng.

Mới đây, một nghiên cứu tại Trung Quốc được tiến hành để đánh giá tần suất ăn sáng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa hay không trên 62.746 người tình nguyện. Họ sẽ ghi lại số lần ăn sáng trong tuần. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi họ trong thời gian trung bình là 5 năm.

Nguy cơ ung thư cao hơn?

Kết quả có 369 trường hợp ung thư đường tiêu hóa. Những người hoàn toàn không ăn sáng có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cao hơn đáng kể những người ăn sáng thường xuyên. Trong khi đó, những người ăn sáng 1-2 lần mỗi tuần cũng có nguy cơ cao hơn nhưng không đáng kể.

Để lý giải điều này, các nhà khoa học cho rằng thói quen bỏ bữa sáng gây ra tình trạng viêm mức độ thấp của đường tiêu hóa nhưng kéo dài. Những người bỏ bữa sáng trong nghiên cứu này trẻ tuổi, thường có thói quen không lành mạnh khác như ít vận động, hút thuốc lá và uống rượu, thức khuya, dậy muộn. Yếu tố nhiễm Helicobacter pylori cũng không được ghi nhận.

Tuy nhiên nghiên cứu này cũng cho chúng ta một góc nhìn khác về tác động của bữa sáng đối với nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa. Và cần có nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai để khẳng định mối liên hệ này, để chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt hơn về bữa ăn sáng.

Vì nhịn ăn sáng có thể là thói quen của nhiều người, và cũng là một hình thức giảm lượng calo nhập vào hoặc đóng vai trò trong nhịn ăn gián đoạn.

– Không hút thuốc lá. Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày và đại trực tràng.

– Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, nhất là ung thư dạ dày, gan, tụy và đại trực tràng.

– Chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau quả. Rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, rau quả cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các nhiễm trùng liên quan đến ung thư.

– Tập thể dục thường xuyên đều đặn. Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, giảm mỡ thừa, tăng lưu lượng máu và oxy hóa cho các mô và cơ quan trong cơ thể. Tập thể dục cũng giúp giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần.

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn. Cồn là một chất kích thích có hại cho niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm và loét. Cồn cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cồn có liên quan đến ung thư miệng, vòm họng, thực quản, gan và dạ dày.

– Tiêm phòng HPV và viêm gan B nếu bạn thuộc nhóm khuyến cáo tiêm phòng. HPV (vi rút gây sùi mào gà) và viêm gan B là hai loại nhiễm trùng có liên quan đến ung thư đường tiêu hóa. HPV có thể gây ung thư miệng, vòm họng và hậu môn. Viêm gan B có thể gây xơ gan và ung thư gan. Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để ngăn ngừa các nhiễm trùng này.

– Ăn nhiều thực phẩm giàu selen như hạt hướng dương, hạt vừng, hạnh nhân, đậu phộng, cá ngừ, cá hồi, tôm và gà. Selen là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư đường tiêu hóa.

– Ăn nhiều thực phẩm giàu polysaccharide như nấm, rong biển, yến mạch, lúa mì và ngô. Polysaccharide là một loại carbohydrate phức tạp, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư đường tiêu hóa.

Một số gợi ý bữa sáng lành mạnh bạn có thể tự chuẩn bị tại nhà

– Cháo yến mạch, trái cây và sữa chua

– Ngũ cốc ăn sáng kèm trái cây và sữa ít béo

– Bánh mì, trứng luộc và rau

– Bánh sandwich, phô mai, cà chua, dưa leo

– Bánh mì bơ đậu phộng và chuối

Theo: tuoitre.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *