Hóa trị ung thư tại sao lại gây rụng tóc?

Điều trị ung thư thường dùng đến phương pháp hóa trị, tức là sử dụng thuốc để phá hủy, tiêu diệt tế bào ung thư. Hạn chế của phương pháp hóa trị là gây rụng tóc. Vì sao vậy?

Rụng tóc khi hóa trị xảy ra như thế nào?

Bệnh ung thư không gây ra rụng tóc mà các phương pháp điều trị bệnh ung thư gây ra rụng tóc. Điều trị ung thư là điều trị đa mô thức bao gồm các phương pháp: Phẫu thuật, xạ trị và điều trị toàn thân (hóa chất, điều trị đích, miễn dịch, hormone). Rụng tóc xảy ra do các tế bào nang tóc phát triển nhanh, khiến chúng nhạy cảm với tác động của một số phương pháp điều trị ung thư.

Điều trị ung thư thường dùng đến phương pháp hóa trị – sử dụng thuốc để phá hủy, tiêu diệt tế bào ung thư.

Rụng tóc có thể do hóa trị, xạ trị, điều trị hormone hoặc điều trị đích. Rụng tóc có thể khác nhau ở mỗi người, ngay cả khi họ áp dụng cùng một phương pháp điều trị.

Cụ thể, các tế bào của nang lông thường xuyên phân chia để hình thành tóc và phát triển tóc. Hoạt động này tương tự như các tế bào của khối u ung thư nên gây nhầm lẫn cho thuốc hóa trị. Hay nói cách khác, thuốc hóa trị không phân biệt được đâu là tế bào lành (tế bào của nang lông), đâu là tế bào bệnh (tế bào của khối u) nên tác động lên hầu hết các tế bào đang phân chia, hậu quả là gây rụng tóc.

Không phải tất cả các loại thuốc hóa trị đều gây rụng tóc. Trong hầu hết các trường hợp, tóc của người bệnh sẽ mọc lại sau khi hóa trị. Đôi khi tóc sẽ không mọc lại sau liều hóa trị rất cao được sử dụng để cấy ghép tế bào gốc.

Thông thường thì sau 1 – 2 tuần hóa trị, người bệnh sẽ bị rụng tóc với đặc điểm rụng từng toàn bộ hoặc rụng từng mảng ở những vùng có ma sát cao khi nằm như đỉnh đầu, 2 bên tai. Trong vòng 1 – 3 tháng sau khi kết thúc đợt hóa trị thì tóc sẽ mọc lại. Và mất 6 – 12 tháng để tóc mọc lại gần như ban đầu nếu ngừng hoàn toàn hóa trị.

Lượng tóc rụng sẽ phụ thuộc vào: Loại thuốc, liều lượng sử dụng, việc kết hợp các loại thuốc, thời gian điều trị.

Rụng tóc là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư nhất là với các chị em phụ nữ. Ảnh minh họa

Rụng tóc là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư, nhất là với các chị em phụ nữ. Ảnh minh họa

Biện pháp cải thiện tình trạng rụng tóc khi hóa trị

Rụng tóc là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư, nhất là với các chị em phụ nữ. Do đó, để cải thiện và đối phó với tình trạng rụng tóc chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Chủ động cắt tóc ngắn để đảm bảo vệ sinh.
  • Trong thời gian tóc rụng, không uốn, duỗi, ép, kéo, bấm tóc vì khi tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, tóc đã yếu sẽ càng dễ rụng hơn.
  • Khi tóc mọc lại không dùng hóa chất để nhuộm hay tẩy màu tóc vì những sản phẩm này không chỉ gây hại cho tóc mà còn kích ứng da đầu, khiến người bệnh thêm khó chịu.
  • Bảo vệ da đầu đúng cách, tránh sự tác động trực tiếp của nhiệt độ và ánh nắng mặt trời. Nên dùng khăn choàng hoặc đội mũ để che kín và giữ ấm da đầu.
  • Uống nhiều nước và bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, rau củ quả tươi. Người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm chống rụng tóc như: Mật ong, cá hồi, hàu, trứng, hạt óc chó, dầu dừa, rong biển, hạnh nhân, cà rốt,…
  • Nếu đội tóc giả, nên chọn tóc giả bằng chất liệu tổng hợp (nhân tạo) cần sự chăm sóc và tạo kiểu ít hơn những bộ tóc giả làm từ tóc người. Tóc nhân tạo cũng có giá rẻ hơn và bảo quản dễ hơn.
  • Rụng tóc có thể giảm bớt bằng cách tránh chải hoặc kéo tóc quá.
  • Dùng một chiếc mạng tóc vào buổi tối, hoặc ngủ trên vỏ gối satin để giữ tóc không bị bết lại. Nhẹ nhàng với lông mày và lông mi vì chúng cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Tóc mọc sau hóa trị cần một loại dầu gội phù hợp với đặc điểm của da đầu và tóc, tốt nhất là sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên. Các chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên.

Theo: suckhoedoisong.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *