Dấu hiệu sau đây chứng tỏ bạn mắc bệnh cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, rất ít khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Chính vì vậy việc phát hiện sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là các triệu chứng của cường giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Do đó, người bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Triệu chứng bao gồm:

– Có bướu giáp:

Thường lớn lan tỏa cả hai thùy, có khi lớn ở 1 thùy nhiều hơn thùy kia, có thể có một hoặc nhiều nhân.

Tuyến giáp bình thường và tuyến giáp ở bệnh nhân cường giáp

– Biểu hiện tăng nhu động ruột:

Khi mắc bệnh cường giáp người bệnh có thể có biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày, không đau quặn bụng.

– Biểu hiện thần kinh:

Người bệnh cường giáp thường có biểu hiện bồn chồn lo lắng, tính khí thất thường, dễ cáu gắt. Rối loạn tâm thần có thể xảy ra nhưng hiếm và có thể run ở đầu ngón tay, rối loạn vận mạch: đỏ mặt từng lúc, toát mồ hôi.

– Biểu hiện tim mạch:

Khi mắc bệnh cường giáp người bệnh có biểu hiện tim đập nhanh, thường trên 100 lần/ phút. Hồi hộp trống ngực. Rối loạn nhịp tim, suy tim.

– Biểu hiện ở mắt:

Người bệnh cường giáp có biểu hiện thường ở 2 mắt như: Chói mắt, chảy nước mắt, nóng rát mắt. Cảm giác cộm mắt như có bụi bay vào mắt, ánh mắt long lanh, sắc. Lồi mắt, phù quanh mắt, phù kết mạc, liệt cơ vận nhãn gây song thị, mắt nhìn lên và liếc ngang không được .- Biểu hiện rối loạn điều hòa nhiệt:
Người bệnh có biểu hiện sợ nóng, da nóng ẩm và sốt nhẹ . Bàn tay ẩm ướt và thường khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.- Biểu hiện cân nặng:

Khi mắc bệnh cường giáp người bệnh thường gầy sút nhanh, mặc dù vẫn ăn bình thường có khi ăn nhiều hơn. Cũng có trường hợp có khi tăng cân nghịch thường ở một số người trẻ .- Biểu hiện ở cơ bắp:

Khi mắc bệnh cường giáp người bệnh có các biểu hiện teo cơ, yếu cơ, ngồi xổm tự đứng dậy không được. Có thể có giả liệt chu kỳ hai chân
Biến chứng có thể gặp khi mắc cường giáp
Những biến chứng nguy hiểm của cường giáp có thể xảy ra là cơn cường giáp cấp (cơn bão giáp). Biến chứng này dễ xảy ra ở bệnh nhân nặng, bệnh nhân không được điều trị. Biểu hiện bao gồm: Gầy nhanh, vã nhiều mồ hôi, sốt cao, vật vã, kích động, đôi khi mệt lả, tim đập rất nhanh 180 – 200 lần/ phút, loạn nhịp tim, trụy tim mạch…Biến chứng ở tim khi mắc cường giáp dễ xảy ra ở bệnh nhân điều trị muộn hoặc điều trị không đầy đủ. Các biến chứng có thể gặp là rối loạn nhịp tim, loạn nhịp hoàn toàn có thể gây biến chứng mạch máu não gây liệt nửa người. Suy tim toàn bộ.

Lời khuyên thầy thuốc

Cường giáp là một hội chứng, tập hợp các triệu chứng do nhiều bệnh gây nên. Nếu không điều trị sớm, tuyến giáp sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và điều trị. Đối với người bệnh cường giáp cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.Việc điều trị có nhiều phương pháp tùy trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào: tuổi, tình trạng bệnh,… mà các bác sĩ có chỉ định. Cụ thể có 3 phương pháp điều trị: nội khoa, ngoại khoa và xạ trị. Mỗi phương giáp đều có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, người bệnh cường giáp cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thảo luận phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Chế độ ăn của người bệnh cường giáp nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều iod như: rong biển, hải sản, thực phẩm bổ sung iod hoặc thức ăn có phẩm màu màu đỏ… ngoài việc tuân thủ điều trị thì bệnh nhân cần tái khám định kì tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.

Có nhiều nguyên nhân gây cường giáp, thường gặp nhất là bệnh Basedow. Bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 40, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nam và bất kì độ tuổi nào. Triệu chứng của bệnh Basedow bao gồm: triệu chứng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, bệnh lý mắt do bệnh Basedow và phù niêm trước xương chày.

Ngoài ra, bướu giáp đơn nhân, đa nhân hóa độc và một số thuốc như amiodarone là những nguyên nhân khác gây cường giáp.

Bs.CK1. Nguyễn Vũ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *