Khoa học nói gì về thiếu ngủ và ung thư?

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại “gián đoạn nhịp sinh học” là “yếu tố có thể gây ung thư”.

Giấc ngủ tác động trực tiếp đến các bệnh mạn tính khác nhau, bao gồm tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao… Tuy nhiên, bạn có biết rằng thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư và mức độ ác tính của ung thư? Sau đây, các chuyên gia giải thích sâu hơn về mối liên quan này.
Khoa học lý giải: Thiếu ngủ có phải là một yếu tố nguy cơ gây ung thư? - Ảnh 1.

Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư và mức độ ác tính của ung thư. SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Sibasish Dey, Trưởng bộ phận Y tế Khu vực Nam Á của ResMed (công ty hàng đầu thế giới về công nghệ giấc ngủ), giải thích: Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh, bao gồm ảnh hưởng của giấc ngủ đối với hoóc môn, quá trình trao đổi chất và viêm nhiễm – đều có thể ảnh hưởng đến sự xâm lấn của ung thư, theo tờ Indian Express (Ấn Độ). Đồng tình với ý kiến trên, tiến sĩ Pooja Babbar, Chuyên gia tư vấn, Khoa Ung thư Y khoa, Bệnh viện CK Birla, Gurugram (Ấn Độ), cho biết thiếu ngủ “liên quan gián tiếp” đến ung thư.

Tại sao thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư?

Trước hết, thiếu ngủ làm suy giảm hệ thống miễn dịch và điều này có ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể. Điều này gây ra sự thay đổi trong sản xuất cytokine và dấu hiệu viêm trong cơ thể do đó làm tăng nguy cơ ung thư, theo Indian Express. Thứ hai, do ngủ ít nên mức độ melatonin ít hơn. Melatonin rất hữu ích trong việc ức chế các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Nó ức chế giai đoạn đầu của sự hình thành khối u và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ở. Do đó, nếu thời gian ngủ ít, chất đặc biệt này sẽ giảm trong cơ thể, cô Babbar giải thích thêm. Ngoài ra, thiếu ngủ có liên quan đến căng thẳng mạn tính. Do đó, có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư, bởi trầm cảm là “một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với sự tiến triển của ung thư”. Mất ngủ cũng làm thay đổi hoóc môn kích thích thèm ăn. Từ đó dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và gây béo phì. Mà béo phì có mối liên quan trực tiếp với ung thư.
Khoa học lý giải: Thiếu ngủ có phải là một yếu tố nguy cơ gây ung thư? - Ảnh 2.

Sự gián đoạn chu kỳ ngủ – thức làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú, ruột kết, gan, tuyến tụy, buồng trứng và phổi. MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Mỗi người có một nhịp điệu nhất định của giấc ngủ. Bởi vậy nhịp điệu đó bị xáo trộn cũng thúc đẩy quá trình nguyên phân và tăng sinh khối u, tiến sĩ Babbar nói thêm. Do đó, khi xem xét kết quả của một số nghiên cứu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho rằng sự gián đoạn nhịp sinh học là một yếu tố có khả năng gây ung thư, tiến sĩ Meenu Walia, Giám đốc Cấp cao, Khoa Ung thư, Viện Chăm sóc Ung thư Max Institute of Cancer Care (Ấn Độ), nói. Ngoài ra, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cũng đã phân loại “gián đoạn nhịp sinh học” là “yếu tố có thể gây ung thư” vào năm 2007 và một lần nữa vào năm 2019. Tiến sĩ Walia nhấn mạnh: Một số nghiên cứu dịch tễ học đã nhắc lại thực tế rằng sự gián đoạn chu kỳ ngủ – thức làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú, ruột kết, gan, tuyến tụy, buồng trứng và phổi, theo Indian Express.

Nguồn: thanhnien.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *