Có thể sống với một lá phổi?

Thở bằng hai lá phổi sẽ tốt hơn cho sức khỏe nhưng bạn vẫn có thể sống được sau khi cắt bỏ một lá phổi.

Các tế bào cần oxy để tạo ra năng lượng và khí carbon dioxide là kết quả của quá trình sản xuất năng lượng đó tạo ra. Loại khí này có thể gây độc và cần được loại bỏ khỏi cơ thể. Phổi chịu trách nhiệm mang oxy vào cơ thể và vận chuyển carbon dioxide ra ngoài.

Mắc bệnh ung thư phổi hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ một bên phổi. Trong hầu hết trường hợp, một lá phổi khỏe mạnh sẽ có thể cung cấp đủ oxy và loại bỏ đủ carbon dioxide như bình thường.

Khi đã hồi phục sau ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh với một lá phổi và tiếp tục thực hiện các công việc bình thường hàng ngày mà không gặp vấn đề gì. Cuộc phẫu thuật dường như không gây ra vấn đề đáng lo ngại cho lá phổi còn lại.

Do dung tích phổi sẽ chỉ bằng một nửa so với trước đây nên người bệnh có thể nhận thấy mình dễ thở hơn, đặc biệt lúc tập thể dục. Tuy nhiên, đôi khi xuất hiện một số biến chứng sau phẫu thuật như bị đau, mệt mỏi, các vấn đề về tim và một số vấn đề sức khỏe khác.

Nếu mắc bệnh hô hấp nào ảnh hưởng đến lá phổi còn lại, chẳng hạn như khí phế thũng hoặc viêm phế quản mạn tính, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hơn trước. Khi đó, hãy đi khám bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị giúp thở dễ dàng hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ phổi thường được chỉ định ở những bệnh nhân mắc ung thư phổi hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Ảnh: Freepik

Phẫu thuật cắt bỏ phổi thường được chỉ định ở những bệnh nhân mắc ung thư phổi hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Ảnh: Freepik

Khi nào cần cắt bỏ phổi?

Phẫu thuật cắt phổi thường được thực hiện để điều trị ung thư phổi trong đó điển hình nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), nhưng nó cũng có thể được thực hiện đối với ung thư trung biểu mô.

Việc cắt bỏ cũng thường chỉ định với những người mắc ung thư phổi nguyên phát, tức là ung thư bắt đầu trong phổi, ít khi được thực hiện khi đã lan rộng (di căn) vào phổi từ một vị trí ban đầu khác (như ở vú hoặc tuyến tiền liệt). Khi ung thư phổi xảy ra ở một trong những đường thở chính gọi là phế quản gốc, phẫu thuật cắt bỏ phổi có thể là cách duy nhất để loại bỏ ung thư.

Những người bị chấn thương nghiêm trọng như chấn thương do lực tác động từ bên ngoài hoặc vật cản xâm nhập vào phổi cũng cần phải phẫu thuật cắt bỏ phổi. Tuy nhiên, trường hợp này có nguy cơ tử vong cao cần được cân nhắc kỹ càng.

Phẫu thuật cắt bỏ phổi cũng có thể được thực hiện đối với các bệnh phổi như lao phổi, nhiễm trùng phổi do nấm và giãn phế quản (để mở rộng vĩnh viễn đường thở do viêm hoặc nhiễm trùng). Những trường hợp này có nguy cơ biến chứng cao nên thường phải sàng lọc kỹ càng trước khi thực hiện.

Phương pháp cắt phổi

Phẫu thuật cắt phổi có thể được thực hiện bằng một trong hai phương pháp: phẫu thuật mở ngực, tức là rạch một đường lớn giữa hai xương sườn để mở ngực hoặc VATS (phẫu thuật lồng ngực có video hỗ trợ) ít xâm lấn hơn. Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê và lá phổi còn lại sẽ được thông khí để hỗ trợ hô hấp.

Sau khi rút hết không khí trong phổi cần cắt bỏ, đường thở tương đương với lá phổi đó sẽ bị đóng lại để không khí không lọt vào khoang mới hình thành. Khi việc cắt bỏ hoàn tất, bác sĩ phẫu thuật sẽ băng bó các vết thương ở cơ và da thành ngực. Một ống ở ngực có thể được giữ nguyên trong vài ngày sau phẫu thuật để giúp khoang dẫn lưu chất lỏng tích tụ. Người bệnh được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi.

Phục hồi chức năng phổi sẽ được chỉ định như một phần của quá trình phục hồi lâu dài sau phẫu thuật. Trong quá trình đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân các kỹ thuật thở khác nhau cùng các hoạt động và bài tập an toàn nhằm giúp bạn phục hồi một cách hiệu quả hơn sau khi cắt phổi.

Thống kê từ Tạp chí Ung thư thuộc Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI) cho thấy, khoảng 37% những người trải qua phẫu thuật cắt bỏ phổi sẽ có các biến chứng sau phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng, cục máu đông và nhịp tim bất thường… Người phẫu thuật cắt bỏ phổi trái thường phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật.

Theo: Very Well Health, WebMD/vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *