Lỗi phổ biến nhân viên văn phòng cần tránh để ngăn ngừa tiểu đường, đột quỵ

Ngồi liên tục quá lâu làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.

Có rất nhiều cách đơn giản để biến ngày làm việc của bạn trở nên năng động hơn. Thỉnh thoảng đứng lên đi lại sẽ giúp bạn tránh được các mối nguy và giảm nguy cơ tử vong sớm, theo tờ Indian Express.

Sau đây, các chuyên gia cảnh báo các tác hại của việc ngồi cả ngày và chỉ cách để bạn tránh được tác hại của ngồi nhiều.

Lỗi phổ biến nhân viên văn phòng cần tránh để ngăn ngừa tiểu đường, đột quỵ- Ảnh 1.

Ngồi liên tục quá lâu làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, như bệnh tim, tiểu đường. Shutterstock

Thoái hóa cột sống sớm

Theo tiến sĩ R. A. Purnachandra Tejaswi, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, Bệnh viện Yashoda Hyderabad (Ấn Độ), ngồi trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về lưng, đặc biệt nếu thường xuyên ngồi sai tư thế. Tư thế xấu cũng có thể gây các vấn đề về cột sống như chèn ép đĩa đệm cột sống, dẫn đến thoái hóa sớm và có thể gây đau.

Tích tụ mỡ bụng

Nếu ngồi nhiều, quá trình tiêu hóa sẽ không hiệu quả, dẫn đến giữ lại chất béo và đường dưới dạng mỡ bụng.

Có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Tiến sĩ Tejawsi lưu ý rằng các nghiên cứu mới đây cho thấy ngồi quá lâu có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, tử cung và ruột kết, theo chuyên trang sức khỏe Better Health.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Ngồi trong thời gian dài dễ dẫn đến bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy nam giới ngồi xem tivi hơn 23 tiếng mỗi tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 64% so với những người chỉ xem 11 tiếng.

Theo các chuyên gia, không hoạt động và ngồi trong thời gian dài làm tăng đến 147% nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo tiến sĩ Tejaswi, nghiên cứu cho thấy những người ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 112%, theo Indian Express.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Tiến sĩ Tejaswi cho biết, ngồi quá lâu có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu. Đó là các cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch. Nếu bị vỡ ra và di chuyển, nó có thể cắt lưu lượng máu đến các bộ phận, đặc biệt nếu ở phổi, có thể gây tắc mạch phổi.

Cúi xuống bàn phím máy tính trong thời gian dài có thể dẫn đến đau và cứng ở cổ và vai gáy.

Tiến sĩ – bác sĩ K. Somnath Gupta, làm việc tại Bệnh viện Yashoda Hyderabad (Ấn Độ), cho biết ngồi lâu có thể tác động đến cơ xương, dẫn đến cứng cơ, đặc biệt là ở cổ, vai và lưng dưới. Nó có thể góp phần tạo ra tư thế xấu, mất cân bằng cơ bắp và giảm lưu thông máu.

Lỗi phổ biến nhân viên văn phòng cần tránh để ngăn ngừa tiểu đường, đột quỵ- Ảnh 2.

Điều chỉnh ghế và bàn làm việc sao cho hỗ trợ tư thế cột sống tốt nhất và cân nhắc sử dụng bàn đứng để luân phiên giữa ngồi và đứng. Shutterstock

Nên làm gì để giảm tác hại của ngồi nhiều?

  • Sau mỗi 1 giờ làm việc nên đứng dậy, giãn cơ hoặc đi lại, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm cứng cơ.
  • Điều chỉnh ghế và bàn làm việc sao cho hỗ trợ tư thế cột sống tốt nhất và cân nhắc sử dụng bàn đứng để luân phiên giữa ngồi và đứng
  • Đứng lên và đi lại trong khi nghe điện thoại
  • Đặt thùng rác giấy hoặc bình nước uống xa ghế ngồi để bạn phải đứng lên đi vứt rác hoặc lấy nước uống
  • Nghiên cứu mới nhất khuyên bạn cần tập thể dục vừa phải trong ít nhất 60 phút mỗi ngày để chống lại tác hại của việc ngồi quá nhiều, theo Better Health.

Theo: thanhnien.vn

Ung thư hay các bệnh hiểm nghèo khác không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn danh mục khám định kỳ phù hợp dựa trên nhu cầu riêng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *